Nguồn tin Platts cho biết, phế liệu của Trung Quốc di chuyển vào Việt Nam có thể sẽ mất một thời gian để trở thành tuyến đường thương mại vững chắc, như những vấn đề về chất lượng và hậu cần.
Vấn đề chính là sự không phù hợp giữa chất lượng phế liệu Trung Quốc đang chào bán và cái mà Việt Nam muốn mua. Một thương nhân tại Tp. Hồ Chí Minh nói: “Việt Nam chỉ quan tâm đến nguyên liệu nặng, 80:20, dày từ 3mm trở lên.
Tuy nhiên, các chào hàng của Trung Quốc chủ yếu là phế liệu vụn, vì thị trường vật liệu nặng đã tồn tại trong nước.
Do thị trường Việt Nam thiếu sự hiểu biết về phế liệu của Trung Quốc, một số người mua đã hỏi thử các lô hàng nhỏ vài trăm tấn, một nguồn thương mại của Trung Quốc cho biết. Tuy nhiên, khối lượng như vậy sẽ phải được vận chuyển trong container, do đó sẽ phải tốn thêm phí $10/tấn, khiến chúng không cạnh tranh so với các nước Mỹ và Nhật Bản.
Trung Quốc xuất khẩu 15.360 tấn phế liệu sắt trong tháng 4, tăng vọt từ 653 tấn trong tháng 3 và không tấn nào trong tháng 2. Chỉ riêng khối lượng trong tháng 4 đã vượt quá con số 1.045 tấn mà nó đã xuất khẩu trong cả năm 2016.
Trong khi đó, giá xuất khẩu phế liệu của Nhật tăng trong tuần do nhu cầu mạnh mẽ hơn.
Các nhà máy Việt Nam trả giá cho nguyên liệu H2 vào khoảng $255-260/tấn CFR, tăng từ $255/tấn CFR một tuần trước, trong khi giá chào bán của các thương nhân Nhật Bản vào khoảng $267/tấn CFR, tương đương khoảng 26.000 Yen/tấn FOB, các nguồn thương mại tại Việt Nam cho biết.
— Theo SBB —